VIETGUYS | 08/07/2024

Mini App nói chung đang là xu hướng được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Tại Việt Nam, Zalo Mini App, với những tính năng vượt trội, cũng đang trở thành công cụ đắc lực của các doanh nghiệp trong việc tiếp cận khách hàng mới với hàng chục triệu người dùng trên Zalo.

Mini App nói chung đang là xu hướng được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Tại Việt Nam, Zalo Mini App, với những tính năng vượt trội, cũng đang trở thành công cụ đắc lực của các doanh nghiệp trong việc tiếp cận khách hàng mới với hàng chục triệu người dùng trên Zalo.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết tận dụng tối đa sức mạnh của Zalo Mini App. Vậy khi nào là thời điểm thích hợp để doanh nghiệp bắt đầu triển khai Zalo Mini App? Liệu Mini App có phù hợp với mọi loại hình và quy mô doanh nghiệp? Bài viết này sẽ đi sâu phân tích những yếu tố cần xem xét để doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định đúng đắn cho mình.

Sự xuất hiện và tiềm năng của Mini App

Thuật ngữ “Mini App” lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2017 bởi WeChat - một siêu ứng dụng nổi tiếng tại Trung Quốc với hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng. Mini App còn có tên gọi khác là “Mini Program”, là những “ứng dụng nhỏ” chạy trực tiếp trên nền tảng WeChat.

Mini App thường có giao diện đơn giản, dễ sử dụng và tập trung vào một chức năng cụ thể. Người dùng có thể truy cập và sử dụng Mini App trực tiếp trên một nền tảng duy nhất mà không cần phải tải xuống và cài đặt riêng.

Ban đầu, Mini App chưa nhận được nhiều sự chú ý. Thậm chí là sự hoài nghi bởi các chuyên gia về khả năng phát triển cũng như thay đổi hành vi sử dụng của khách hàng.

Tuy nhiên, từ năm 2018-2020, hệ sinh thái Mini App của WeChat bắt đầu phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ thương mại điện tử, dịch vụ tài chính, giáo dục, y tế, đến giải trí, du lịch và nhiều hơn nữa.

Tháng 1/2022, WeChat bành trướng với hơn 3 triệu Mini App phát triển. Trong đó có hơn 450 triệu người dùng mỗi ngày truy cập vào các ứng dụng Mini App thuộc WeChat (theo số liệu chính thức từ WeChat).

Hàng loạt các thương hiệu tại Trung Quốc đã thành công khi thu về hàng triệu lượt truy cập và tương tác với Mini App khi đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tiện lợi hơn, thành công thu hút và giữ chân khách hàng. Tiêu biểu phải kể đến Coca-Cola, HaiDilao, Nike, Adidas, Starbucks,…

Chính sự thành công này đã kéo theo xu hướng Super App - Mini App trên toàn cầu, trong đó có LINE tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, PhonePe và PayTM tại Ấn Độ, VK tại Liên Bang Nga.

Xu hướng Mini App trên thế giới.

Việt Nam cũng không nằm ngoài làn sóng đó với sự xuất hiện của Zalo Mini App nằm trong ứng dụng Zalo – Nền tảng với hơn 76 triệu người dùng thường xuyên, chiếm đến hơn 70% dân số cả nước.

Bên cạnh đó, Mini App trên Zalo thực sự đã đem lại những hiệu quả kinh doanh thực tế cho các doanh nghiệp thông qua việc trao quyền chủ động trong kinh doanh và số hóa các tác vụ thường gặp. Chỉ với các tác vụ kéo thả đơn giản, doanh nghiệp có thể nhanh chóng thiết lập một “ứng dụng nhỏ” bên trong Zalo để tiếp cận và đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Zalo Mini App.

Một số thương hiệu đã thành công triển khai Mini App trên Zalo có thể kể đến như Sendo, Be, Mai Linh, Jollibee, Highlands Coffee,... Đây đều là những thương hiệu hàng đầu sở hữu Native App riêng nhưng vẫn tích hợp hệ thống Mini App vào trong hoạt động kinh doanh của mình.

Tại Việt Nam, không chỉ có Zalo Mini App, MoMo cũng đã phát triển nền tảng Mini App trên ứng dụng của mình và ra mắt vào tháng 07/2022, cho thấy tiềm năng lớn của Mini App với các thương hiệu. Đặc biệt là với 7-Eleven khi có tới 61% người dùng mới hằng tháng hiện nay đến từ nền tảng Mini App trên MoMo. (Theo Giám đốc công nghệ 7-Eleven Việt Nam - Nguồn: MoMo)

Khi nào doanh nghiệp nên bắt đầu triển khai Zalo Mini App?

Rõ ràng, Mini App là một nền tảng tiềm năng cho doanh nghiệp khi tích hợp với hệ thống kinh doanh hiện có của mình. 

Tuy nhiên, Mini App trên Zalo hay MoMo chỉ thực sự phát huy được giá trị khi được đặt đúng chỗ, thể hiện đúng chức năng mà nó làm tốt nhất. Mini App không sinh ra để thay thế cho một Native App thông thường như nhiều doanh nghiệp vẫn lầm tưởng.

*Native App là ứng dụng được phát triển riêng cho một hệ điều hành cụ thể (như iOS hoặc Android), mang lại hiệu suất cao và trải nghiệm người dùng tốt.

Thực tế, Native App vẫn rất phù hợp để tiếp cận và đáp ứng nhu cầu những khách hàng thân thiết của doanh nghiệp với đa dạng tính năng hữu ích, linh hoạt. Tuy nhiên, không phải lúc nào khách hàng của bạn cũng sẽ sử dụng hết toàn bộ tính năng của ứng dụng, cũng như không có gì bảo đảm 100% khách hàng sẽ tải và mở ứng dụng của bạn thường xuyên.

Bên cạnh đó, việc thu hút khách hàng tải xuống, đăng nhập, tìm hiểu về cách sử dụng ứng dụng và giữ chân khách hàng đòi hỏi rất nhiều công sức của doanh nghiệp cũng như sự kiên nhẫn của khách hàng.

Ngược lại, đối tượng mà Mini App hướng đến lại là những người thích sự tiện lợi, truy cập nhanh chóng, dễ sử dụng. Các tính năng được triển khai trên Mini App cũng là các tác vụ cơ bản nhưng quan trọng và cần thiết với người dùng. Đặc biệt, Mini App cho phép doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận mọi đối tượng khách hàng, giúp doanh nghiệp mở rộng tệp khách hàng tiềm năng.

Tóm lại, việc triển khai Mini App, cụ thể hơn là Zalo Mini App, sẽ phù hợp với doanh nghiệp trong giai đoạn:

Doanh nghiệp mới tham gia thị trường: Zalo Mini App là một giải pháp hiệu quả để tiếp cận khách hàng mới với chi phí thấp. Ngoài ra, với những doanh nghiệp nhỏ và vừa thì việc phát triển và duy trì Mini App thường tiết kiệm chi phí hơn so với phát triển ứng dụng riêng. Doanh nghiệp có thể tận dụng nền tảng Zalo để tiếp cận khách hàng mà không cần đầu tư quá nhiều vào công nghệ.

Doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường: Với hệ sinh thái hàng chục triệu người dùng thường xuyên trên Zalo, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng mới và mở rộng thị trường kinh doanh.

Doanh nghiệp muốn cải thiện trải nghiệm khách hàng: Zalo Mini App sẽ làm hài lòng những khách hàng yêu thích sự tiện lợi và truy cập nhanh chóng, vì Mini App hoạt động ngay trong ứng dụng Zalo, một nền tảng đã quá quen thuộc với người dùng Việt Nam. Theo đó, người dùng không cần tải thêm ứng dụng mới, giúp tiết kiệm thời gian và dung lượng bộ nhớ điện thoại. Điều này tạo sự thuận tiện và dễ dàng tiếp cận dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, Mini App được tích hợp trong Zalo sẽ cho phép khách hàng chuyển đổi mượt mà giữa các tính năng như nhắn tin, gọi điện và sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này tạo ra trải nghiệm liền mạch và nhất quán, giúp khách hàng hài lòng hơn.

Không chỉ mang đến sự tiện lợi cho khách hàng, Zalo Mini App còn phù hợp với những khách hàng không am hiểu nhiều về công nghệ (Gen X), ưu tiên sử dụng những dịch vụ cơ bản và thao tác đơn giản mà không muốn tải App, ví dụ như đặt lịch hẹn, mua sắm,... Vì vậy, Zalo Mini App sẽ rất phù hợp để đáp ứng các nhu cầu cơ bản và phát sinh bất chợt của khách hàng.

Doanh nghiệp muốn triển khai các chiến dịch ngắn hạn để kích cầu chi tiêu khách hàng: Các chiến dịch ngắn hạn ở đây có thể là khuyến mãi, Flash Sale, phát Voucher, Sampling, trả thưởng,... Zalo Mini App cho phép doanh nghiệp triển khai các chiến dịch này một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn với các công cụ hỗ trợ thiết kế giao diện và phát triển các chức năng cho Mini App vô cùng trực quan và dễ sử dụng. Điều này giúp các nhà phát triển dễ dàng tạo và quản lý Mini App mà không cần kiến thức chuyên sâu về lập trình.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng cập nhật thông tin sản phẩm, dịch vụ, khuyến mãi trên Mini App mà không cần thông qua cửa hàng ứng dụng, giúp tiết kiệm thời gian. Đồng thời giúp khách hàng luôn nhận được thông tin mới nhất và chính xác nhất.

Ngoài ra, với những doanh nghiệp đang nhen nhóm ý định xây dựng Native App riêng cho mình cũng có thể sử dụng Mini App như một phần trong chiến lược để thăm dò thị trường, tìm hiểu thói quen và hành vi sử dụng App của người tiêu dùng là gì để xây dựng các tính năng phù hợp, đáp ứng nhu cầu.

Không chỉ vậy, việc triển khai Zalo Mini App cũng chính là cách quảng cáo hiệu quả và chuyển hướng người dùng đến với Native App của doanh nghiệp.

Nhìn chung, doanh nghiệp dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào, có quy mô lớn nhỏ ra sao đều có thể triển khai Zalo Mini App. Tuy nhiên, thiết kế Zalo Mini App là một chuyện, làm sao để các “chương trình nhỏ” này có thể hoạt động hiệu quả và đem về giá trị thực tiễn cho doanh nghiệp lại là một câu chuyện khác.

Cách triển khai Zalo Mini App đạt hiệu quả

Xây dựng Mini App phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh

Trước hết việc triển khai bất kỳ một hệ thống công nghệ nào cũng cần có mục tiêu và chiến lược kinh doanh bài bản. Xác định rõ mục tiêu sẽ giúp bạn lựa chọn loại Mini App phù hợp và thiết kế các tính năng phù hợp.

Theo đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn xây dựng một hoặc nhiều hơn một Mini App trên Zalo để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và phù hợp với mỗi giai đoạn kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp.

Bên cạnh việc xây dựng Mini App cho những tính năng cơ bản như đặt lịch hẹn, đặt hàng, mua sắm,... doanh nghiệp cũng có thể tham khảo thêm một số loại Zalo Mini App khác mà đội ngũ The Master Channel đang triển khai để gia tăng trải nghiệm khách hàng và thúc đẩy doanh thu. “The Master Channel” tận dụng sức mạnh của Zalo Mini App và nền tảng dữ liệu khách hàng PangoCDP giúp doanh nghiệp tạo ra những trải nghiệm cá nhân hóa tốt hơn cho từng đối tượng khách hàng với chi phí thấp hơn:

  • Gamifying The Master Channel: Xóa nhòa khoảng cách giữa quảng cáo và giải trí giúp doanh nghiệp gia tăng tương tác với khách hàng từ đó thúc đẩy doanh số hiệu quả.
  • Pango Form: Mini App khảo sát ý kiến và đánh giá khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
  • Pango Gifts (Ví quà Pango): Mini App cho phép khách hàng tiếp cận toàn bộ voucher và thông tin khuyến mại của doanh nghiệp một cách nhanh chóng, tiện lợi. Doanh nghiệp có thể nhắc hạn sử dụng hoặc thông báo tặng thêm voucher mới đến khách hàng của mình.
  • Pango Reward: Dễ dàng xây dựng các chương trình trả thưởng cho khách hàng (Rewards) thông qua các hoạt động như tích lũy điểm, mua hàng, chơi games,... Là tiền đề để xây dựng chương trình khách hàng thân thiết (Loyalty).
  • Pango Wheels: Cho phép doanh nghiệp tạo ra các vòng quay may mắn với scheme quà, màu sắc, âm thanh, hiệu ứng theo nhu cầu.
  • Pango Scan: Mini App dành cho PG, chủ Shop tham gia các hoạt động trả thưởng, phát sampling từ nhãn hàng và nhận được nhiều quyền lợi hấp dẫn.
  • Pango Sell: Mini App cho phép doanh nghiệp tạo ra các chương trình bản hàng dạng Flash Sale nhanh chóng ngay trên Zalo OA.
  • Pango 1Touch: Mini App cho phép doanh nghiệp tạo ra các chương trình bán hàng một chạm nhanh chóng ngay trên Zalo OA.
  • Pango Connect: Mini App cho phép thương hiệu xây dựng kết nối đến khách hàng cuối thông qua các điểm bán, mang đến tiện ích cho khách hàng có thể tìm điểm bán gần nhất với vị trí hiện tại và nhắn tin/gọi điện cho shop để mua hàng/đổi thưởng.

Bạn có thể trải nghiệm DEMO của từng loại Zalo Mini App trên tại đây 

Triển khai Zalo Mini App.

Quảng bá và đưa Zalo Mini App tiếp cận đúng đến khách hàng mục tiêu

Sau khi lựa chọn được loại Zalo Mini App phù hợp cho mình, câu hỏi tiếp theo là: Làm sao để khách hàng biết đến Zalo Mini App của doanh nghiệp? Không thiếu trường hợp doanh nghiệp tạo Mini App trên Zalo nhưng không thể thu hút được khách hàng truy cập, các chỉ số kinh doanh vẫn đi ngang mà không có dấu hiệu tiến triển.

Do vậy, quảng bá và đưa Zalo Mini App tiếp cận đúng đến khách hàng mục tiêu là một bước quan trọng để biến Mini App trở thành công cụ hiệu quả. Doanh nghiệp có thể tham khảo các cách tiếp cận sau đây:

  • Đối với Online: Doanh nghiệp có thể tận dụng các kênh truyền thông hiện có như Facebook Fanpage, Website, Email,... để điều hướng khách hàng về Zalo Mini App và trải nghiệm. Ví dụ, gửi một thông báo về sự ra mắt của Mini App mới, kèm theo link truy cập và một số ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng sử dụng, hoặc tổ chức Mini Game và nhận quà trên Mini App. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng chính tài khoản Zalo OA và gửi thông điệp cá nhân hóa đến khách hàng đang Follow OA doanh nghiệp và điều hướng họ đến Mini App. Để thực hiện tốt điều này, doanh nghiệp nên tận dụng sức mạnh của một nền tảng dữ liệu như PangoCDP để nắm bắt sở thích, hành vi hay lịch sử mua hàng của khách hàng để thiết lập kịch bản phù hợp.
  • Đối với Offline: Tại điểm bán, doanh nghiệp có thể sử dụng QR Code độc nhất trên mỗi hóa đơn thanh toán và điều hướng khách hàng đến Mini App chơi game, nhận quà hoặc tích điểm, nhận voucher giảm giá cho các lần sau,...

Đo lường và tối ưu hiệu quả

Cuối cùng, việc đo lường và tối ưu hóa hiệu quả là bước không thể thiếu để đảm bảo Mini App hoạt động tốt và mang lại giá trị thực tiễn cho doanh nghiệp. Đây là giai đoạn quan trọng để đánh giá, điều chỉnh và cải thiện chiến lược nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra. 

Muốn đo lường các chỉ số một cách realtime nhằm kịp thời đánh giá và điều chỉnh chiến lược của mình, đồng thời sở hữu được thông tin khách hàng, phân khúc nhóm và thiết lập các kịch bản cá nhân hóa chăm sóc khách hàng sau đó hiệu quả thì doanh nghiệp có thể ứng dụng sức mạnh The Master Channel kết hợp với PangoCDP để tự động hóa các công việc này một cách dễ dàng, tối ưu chi phí.

Tóm lại, triển khai Zalo Mini App hiệu quả không chỉ là việc tạo ra một ứng dụng nhỏ, mà còn là xây dựng một hệ sinh thái hoàn chỉnh, từ việc xác định mục tiêu, lựa chọn Mini App phù hợp, đến việc quảng bá và tối ưu hóa. Bằng cách áp dụng các bước trên và tận dụng các công cụ hỗ trợ của đội ngũ The Master Channel, doanh nghiệp có thể khai thác tối đa tiềm năng của Zalo Mini App, mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và đạt được thành công trong kinh doanh.

thích
bình luận
chia sẻ

TALK TO
EXPERT
CALL US